Mika Vũ Thái

"Bệnh" răng miệng của bé.

23 / 06 / 2014 - 17 : 17

 Hầu như bé nào cũng gặp phải “sự cố” về răng miệng trong thời kỳ thơ ấu. Vấn đề chính trẻ hay gặp phải thường là Sâu răng và nó được ví như “căn bệnh kinh niên” của nhiều em bé. Lỗ răng bị sâu phát triển từ từ trong nhiều tháng.

Sâu răng là chuyện Bình thường?

Hầu như bé nào cũng gặp phải “sự cố” về răng miệng trong thời kỳ thơ ấu. Vấn đề chính trẻ hay gặp phải thường là Sâu răng và nó được ví như “căn bệnh kinh niên” của nhiều em bé. Lỗ răng bị sâu phát triển từ từ trong nhiều tháng. Khi răng sâu quá nặng, trẻ buộc phải nhổ đi và chịu cảnh “thiếu răng” trong khoảng thời gian từ vài tháng tới 3 năm (phụ thuộc vào độ tuổi) cho tới khi chiếc răng mới chính thức mọc lên thay thế.

Không đáng ngại nếu Răng sữa bị hỏng và mất đi?

Thông thường, Răng sữa bị hỏng và mất đi sẽ có răng vĩnh viễn thay thế về sau. Tuy nhiên, răng miệng khỏe mạnh cũng góp sức cho tình trạng sức khỏe của toàn bộ cơ thể. Răng sữa (dù chỉ là tạm thời) nhưng có tác dụng giúp cho trẻ biết phát âm, ăn uống và cả về mặt hình thức. Ngoài ra, nó còn có chức năng “giữ chỗ” và ổn định vị trí cho những chiếc răng vĩnh viễn sẽ mọc lên sau này. Thường thì phải đến năm 12 tuổi, một đứa trẻ mới thay hết toàn bộ hàm răng của mình. Tốt nhất, bạn hãy cố gắng giữ gìn Răng sữa của trẻ càng lâu càng tốt cho đến thời kỳ thay răng.

Image

Vệ sinh răng miệng không tốt có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể về sau?

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa các vấn đề răng miệng (như viêm lợi) với các bệnh tiểu đường, tim mạch. Nếu không được quan tâm kỹ và xử lý kịp thời, bệnh viêm lợi tưởng khá đơn giản, sau này lại có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của toàn cơ thể, thậm chí còn có thể gây ung thư.

Ăn kẹo ngay sau bữa ăn tốt hơn thời điểm khác?

Nghe có vẻ kỳ quặc nhưng nó lại không sai. Điều cốt lõi không phụ thuộc vào số lượng kẹo trẻ đã ăn mà phụ thuộc vào thời điểm trẻ nhai kẹo. Đường trong các loại kẹo chính là chất gây Sâu răng hiệu quả. Nhưng nếu trẻ ăn kẹo ngay sau bữa ăn chính, chất này sẽ ít làm hại răng hơn so với những thời điểm khác. Khi vừa ăn xong bữa chính, nước bọt tiết ra nhiều hơn giúp miệng bớt khô và có tác dụng làm giảm tác hại của đường lên răng, hạn chế tình trạng sâu răng. Ngoài ra, tùy vào từng loại bánh kẹo khác nhau cũng có mức độ gây Sâu răng khác nhau. Bánh kẹo bơ cứng, kẹo dẻo, dính, kẹo phải nhai lâu dễ gây Sâu răng hơn vì đường có thể bám vào bề mặt của răng. Những loại kẹo mút, kẹo mềm ít gây hại hơn vì đường dễ trôi tuột xuống miệng chứ không bám lại nhiều ở răng.

Có thể dùng hoa quả thay thế kẹo bánh?

Điều này không đúng chút nào vì các loại hoa quả cũng chứa đường và có khả năng gây sâu răng. Mức độ gây Sâu răng còn phụ thuộc vào lượng hoa quả ăn hàng ngày cùng với cách ăn của trẻ. Nếu trẻ uống nước ép trái cây trước giờ đi ngủ, khả năng bị Sâu răng và hỏng men răng là rất lớn, kể cả đối với những loại nước ép có ít đường. Những loại hoa quả sấy khô như nho, táo… cũng dễ gây Sâu răng bởi chúng có thể mắc kẹt lại trong răng mà không được chải hoặc lấy ra lập tức. Những miếng hoa quả tươi là sự lựa chọn lý tưởng nhất so với hoa quả khô, bánh kẹo, nước ép để hạn chế ảnh hưởng đến răng miệng của bé. Tuy nhiên, hãy nhắc trẻ đừng cắn hoặc ngậm lâu các miếng hoa quả tươi ở trong miệng, vì thời gian càng lâu, chúng càng có cơ hội làm hỏng răng của bé.

Bú sữa mẹ không làm trẻ bị sâu răng?

Dù cho sữa mẹ ít gây Sâu răng hơn các loại thực phẩm khác nhưng bản thân nó cũng chứa một loại đường (lactose). Tốt nhất sau khi bé bú, mẹ nên dùng một miếng vải màn mềm, ẩm rồi lót vào ngón tay lau sạch miệng và bề mặt của răng trẻ (nếu trẻ đã mọc răng).

Nụ hôn của mẹ có thể gây Sâu răng cho con?

Nếu đang gặp phải bất cứ vấn đề gì về răng miệng mà chưa được điều trị, bạn có thể “lan truyền” vi khuẩn gây Sâu răng cho con khi “thơm” bé. Chính mước bọt sẽ mang mầm bệnh từ miệng mẹ (hoặc từ người lớn khác) đến trẻ như dùng chung thìa, nhai cho trẻ ăn, hôn trẻ… Vì vậy, bản thân người lớn cũng nên giữ gìn vệ sinh răng miệng để tránh lây lan cho trẻ. Tuy nhiên, “sự cố” này có thể tránh được hoặc giảm bớt nguy cơ nếu trẻ được đánh răng đúng cách hàng ngày và thực hiện chế độ ăn uống có lợi cho răng miệng như ít ăn kẹo bánh, thực phẩm nhiều đường, tránh ăn uống ngay sát giờ đi ngủ…

Có cần dùng chỉ nha khoa cho bé?

Từ lúc trẻ có hai chiếc răng, bạn đã có thể sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch răng bé. Thật khó khi dùng chỉ nha khoa cho trẻ, nhưng thói quen này sẽ giúp mẹ bảo vệ răng bé tốt hơn ngay từ khi con còn nhỏ. Mỗi ngày, bạn chỉ cần một lần dùng chỉ nha khoa để lấy những mảng bám từ thức ăn, làm sạch từng kẽ răng của bé và phòng tránh cho con các “bệnh” về răng miệng.

Dọa đưa đi gặp nha sĩ sẽ tốt hơn cho trẻ?

 
Câu trả lời là “đừng bao giờ”. Những lời dọa nạt kiểu như “Nếu con quá nghịch nghợm, mẹ sẽ đưa con đến gặp nha sĩ để họ nhổ hết hàm răng của con đấy” sẽ khiến bé có cảm giác là các nha sĩ giống như những “sát thủ” răng miệng chứ không phải là người giúp trẻ điều trị những chiếc răng xấu. Trong trường hợp cần phải đến viện nhổ răng, trẻ sẽ sợ hãi vì hình dung lại những điều mà trước đó cha mẹ thường hay hù dọa. Bạn cần làm thế nào để trẻ không sợ bác sĩ, không sợ bệnh viện và ý thức được rằng, đó là nơi an toàn để chữa bệnh và giúp trẻ khỏe mạnh hơn. 

Tham gia hội phẫu thuật thẩm mỹ Mika Vũ Thái với hơn 10.000 khách hàng để được chia sẻ kinh nghiệm thẩm mỹ. Click vào hình ảnh để tham gia

 
Hội Phẫu Thuật Thẩm Mỹ Tại Mika Vũ Thái
Facebook Group · 11,987 members
Nơi chia sẻ những câu chuyện hay về phẫu thuật thẩm mỹ, những hình ảnh đẹp của tất cả những ai đã từng làm đẹp tại Mika Vũ Thái...
 

Tin tức cùng loại